Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

Tìm đối tác làm đại lý phân phối Android TV Box

VIETGREENIT.COM- Phân phối chính hãng các sản phẩm Android TV Box trên toàn quốc.
Hiện nay chúng tôi đang muốn tìm thêm đại lý để phân phối rộng rãi hơn dòng sản phẩm Android TV Box

Trở thành đại lý của VIETGREENIT.COM, bạn sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi sau:
1. Được cập nhật địa chỉ, số điện thoại lên hệ thống đại lý phân phối trên VIETGREENIT.COM để dễ dàng tiếp cận khách hàng.
2. Hưởng chiết khấu hàng tháng khi đạt doanh số VIETGREENIT.COM đề ra
3. VIETGREENIT.COM luôn gửi tới đại lý những báo giá và chính hỗ trợ, chương trình khuyến mại mới nhất
4. VIETGREENIT.COM hiện có 2 trụ sở chính tại BÌNH DƯƠNG và TP.HCM, và đang cần tìm đối tác các khu vực khác.
5. Các đại lý luôn được ưu tiên chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm 1 cách tốt nhất.

Dưới đây là 1 số hình ảnh về các dòng sản phẩm Android TV Box mà VIETGREENIT.COM đang phân phối.


Android TV Box S6


Android Box M8S





Xtreamer Prodigy 4K


Xtreamer Wonder


Mygica ATV1900AC


Mygica ATV586


Mygica ATV3200


Minix Neo X8-H Plus


Minix Neo X8 Plus


Minix Neo X6


Minix Neo X5 mini


Minix Z64A


Himedia Q10 IV


Himedia Q8 IV


Himedia Q3 IV


Himedia Q1 IV

VIETGREENIT.COM rất mong có cơ hội hợp tác với các siêu thị, cửa hàng điện tử, điện máy, cửa hàng máy tính, linh phụ kiện, điện thoại, các cửa hàng bán đồ công nghệ.... cũng như tất cả các công ty, cửa hàng, cá nhân có nhu cầu quan tâm, phân phối các dòng sản phẩm Android TV Box .


Thông tin liên hệ

Websitehttp://vietgreenit.com/      http://huyphu.com/ 

Địa chỉ:
Tại Bình Dương:
278b/16, Nội Hóa 2, Bình An, Dĩ An, Bình Dương
Tại TP.HCM:
25 Nguyễn Thiện Thuật, P.2, Q.3

Số điện thoại liên hệ:
Mr. Thịnh: 0933.500.628 ( Phụ trách Kinh Doanh Phân Phối )
Hotline: 01678.027.052

Email: ducnh@vietgreenit.com, minhnh@vietgreenit.com

Cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất

Bản lập kế hoạch kinh doanh mẫu hiệu quả

Bạn đã có ý tưởng kinh doanh rất tâm đắc và giờ bạn cần viết chúng ra thành một bản lập kế hoạch kinh doanh với những bước hành động chi tiết. Bản lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng quan trọng để bạn nhìn nhận và đánh giá lại rõ hơn về tính khả thi của ý tưởng và dự án, là bản định hướng các hành động cụ thể và giám sát thực hiện trọng suốt quá trình khởi sự. Bản kế hoạch kinh doanh cũng là công cụ quan trọng để bạn kêu gọi thêm đối tác, tìm nhà đầu tư vốn, trình với cơ quan ban ngành có liên quan…Nhưng bạn đang phân vân không biết nên viết gì trong đó và bạn cần một Bản kế hoạch kinh doanh mẫu để có thêm gợi ý về cách viết. Mời bạn thâm khảo 2 mẫu bản lập kế hoạch kinh doanh dưới đây:

1. Mẫu lập Kế Hoạch Kinh Doanh thứ nhất.

Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn viết một bản kế hoạch kinh doanh thành công:
  • Mục lục
  • Tóm tắt kế hoạch kinh doanh
  • Giới thiệu công ty
  • Sản phẩm và dịch vụ
  • Phân tích nghành
  • Phân tích thị trường
  • Thị trường mục tiêu
  • Kế hoạch tiếp thị và bán hàng
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Đội ngũ quản lý
  • Dự báo tài chính
  • Các báo cáo tài chính
  • Chiến lược rút lui khỏi công ty

MỤC LỤC

Bảng mục lục nên liệt kê tất cả các lĩnh vực chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn, và có thể được chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Nhớ rằng trang mục lục phải được sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức.
Bảng mục lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.

TÓM TẮT TỔNG QUÁT

Tóm tắt Tổng quát nên đề cập đến những vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác:
Giới thiệu qua về Công ty
Các đoạn mở đầu nên giới thiệu công ty làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu ngắn gọn thị trường của bạn, số kinh phí bạn hy vọng có và nguồn kinh phí đó sẽ được sử dụng như thế nào.
Tầm nhìn, sứ mệnh
Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh xác định đường hướng không chỉ cho kế hoạch kinh doanh của bạn, mà còn cho cả công ty của bạn nữa. Lời tuyên bố này xác định ra con đường công ty bạn sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các chức năng của công ty.
Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn cho người đọc biết thông tin về bạn và kế hoạch kinh doanh của bạn – công ty của bạn đại diện cho cái gì, bạn tin tưởng vào điều gì, và bạn mong muốn đạt được điều gì.
Điểm lại cơ hội
Mô tả và lượng hóa cơ hội và xem bạn phù hợp ở chỗ nào. Giải thích tại sao bạn tham gia ngành kinh doanh này và lý do bạn sẽ tận dụng cơ hội này.
Tóm tắt thị trường
Thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng giai đoạn sau). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì trường là gì?
Tạo sự khác biệt (điều gì làm bạn khác với người khác)
Điều gì khiến cho bạn khác với toàn bộ phần còn lại? Sản phẩm của bạn do một bên sở hữu, có đăng ký bằng sáng chế, hay có đăng ký bản quyền không? Dịch vụ của bạn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn hay không? và nếu thế thì tại sao lại như vậy? Có phải lợi thế của bạn chỉ mang tính “tạm thời”? và bạn có các bước thực hiện để bảo vệ vị thế của mình không? Liệu có các cản trở gia nhập thị trường đúng như dự báo tài chính của bạn không?
Mô tả sản phẩm/ dịch vụ
Phần này nên mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý
Xét về lịch sử, đội ngũ quản lý công ty là một trong những chỉ báo về sự thành công và các nhà đầu tư sẽ xem xét rất kỹ từng cá nhân sẽ tham gia quản lý công ty. Ngắn gọn, bạn muốn nhấn mạnh những kinh nghiệm phù hợp trước đây của độ ngũ quản lý. Nêu tên các công ty, các cương vị đã làm và các thành tựu chính đã đạt được .
Bản chất và sử dụng nguồn thu
Bạn đang cần bao nhiêu vốn đầu tư.
Xin lưu ý rằng một trong những nguyên nhân chung nhất dẫn tới thất bại trong kinh doanh là vấn đề thiếu vốn. Bạn nên có biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để vận hành doanh nghiệp trong cả năm đầu tiên. Nhà đầu tư cũng muốn biết số tiền sẽ được sử dụng là bao nhiêu.

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Phần này trình bày tóm tắt làm thế nào bạn tới được thời điểm này và trong tương lai định hướng sẽ đi về đâu. Nguồn gốc của việc kinh doanh của bạn là gì? Nhóm quản lý được hình thành như thế nào? Bạn kiếm được kinh phí như thế nào tới thời điểm hiện nay? Bạn có đầu tư tiền riêng của mình vào cuộc kinh doanh này không và bao nhiêu? Cơ cấu pháp lý của công ty như thế nào? Ai là chủ đầu tư hiện nay và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Cơ sở vật chất hiện tại và tương lai? Chiến lược rút khỏi công ty như thế nào?
Mô tả pháp lý
Gồm những chi tiết sau: công ty được thành lập ở đâu và khi nào, một dòng mô tả lĩnh vực kinh doanh của bạn, và tóm tắt công ty của bạn cung cấp những gì.
Lịch sử công ty
Tổng quan về lịch sử kinh doanh của bạn. Sắp xếp chi tiết công ty thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, và nêu cả các thành tựu và những mốc quan trọng. Giải thích tại sao bạn khởi nghiệp công ty, động lực thúc đẩy sự ra đời công ty, và sự kết hợp sản phẩm/dịch vụ thay đổi như thế nào theo thời gian. Liệt kê dữ liệu trước đây về bán hàng, lợi nhuận, số lượng bán ra, số nhân viên, và các dữ kiện quan trọng khác để hình thành doanh nghiệp của bạn: chủ đầu tư của bạn là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Đội ngũ quản lý được hình thành như thế nào.
Thực trạng
Ghi nhanh địa điểm công ty hiện nay ở đâu. Bạn có ở tại một địa điểm, bạn hiện giờ bán gì, có bao nhiêu nhân viên, và bạn thành công đến mức nào? Chỉ rõ thế mạnh, đồng thời cũng thẳng thắn và chân thực cho biết điểm yếu. Chủ đầu tư biết rằng tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu, và thể hiện sự trưởng thành trong kinh doanh của mình bằng cách thừa nhận những điểm yếu và đề ra các bước khắc phục. Bạn được tài trợ như thế nào cho tới thời điểm này . Bạn có đầu tư tiền của minh vào doanh nghiệp hay không và bao nhiêu. Chủ đầu tư hiện nay là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu?
Mục tiêu tương lai
Phần này cho người đọc biết công ty sẽ đi theo hướng nào. Bạn mong đạt được gì trong vòng 1, 3, 5 và 10 năm tới? Liên hệ những mục tiêu này với khoản đầu tư bạn cần để cho nhà đầu tư hiểu tại sao bạn cần tiền của họ và bạn dự định dùng tiền đó để làm gì. Giải thích phương pháp tiếp cận tổng thể để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận bằng ngôn ngữ lạc quan, nhưng đảm bảo phải thực tiễn.
Chiến lược rút khỏi công ty
Đây là lúc bạn giải thích cho nhà đầu tư làm thế nào họ thu hồi lại vốn đã bỏ ra, theo bạn số lợi nhuận trên vốn đầu tư họ sẽ thu được là bao nhiêu và trong khung thời gian là bao nhiêu. Chiến lược rút khỏi công ty có thể bao gồm việc bán hoặc sáp nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) hoặc bán cho tư nhân.
SẢN PHẨM & DỊCH VỤ
Mô tả sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Bạn cần mô tả thật kỹ về sản phẩm dịch vụ mà mình định cung cấp (tên gọi, hình dáng, kích thước, màu sắc, tính năng, tác dụng,…).
Bình luận về giá cả, dịch vụ, hỗ trợ, bảo hành, sản xuất ….
Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì và so với đối thủ cạnh tranh thì ra sao.
Lịch biểu tung những sản phẩm này ra thị trường và cần thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng được khung thời gian này?
Có sự tham gia của các nhà kinh doanh khác không và nếu có thì họ là ai và vai trò của họ như thế nào.
Sản phẩm của bạn đã được kiểm tra/đánh giá chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao.
Liệu có kế hoạch cho các sản phẩm tương lai hoặc dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo không? và nếu có thì đó là sản phẩm gì và khi nào sẽ được sản xuất?
Những sản phẩm mới này có được gộp vào doanh thu và dự toán chi phí không?

PHÂN TÍCH NGÀNH

Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ, tác động của nền kinh tế, chính phủ và tiềm năng tài chính của ngành;
Mọi doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình, những xu hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của bạn khớp ở chỗ nào. Trình diễn cho người ngoài biết bạn am hiểu và đã dự đoán được các nhân tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự thành công của công ty của bạn.
Hãy nghĩ về ngành của bạn như là những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như của bạn. Điều này bao gồm các công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa một đầu là cung cấp nguyên liệu thô và đầu kia là kênh phân phối loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đều năm trong ngành của bạn.
Trong phần phân tích ngành của lập kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏi dưới đây:
  • Quy mô của ngành mình như thế nào xét cả về doanh thu và số công ty?
  • Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hoặc số nhân công.
  • Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành?
  • Xu hướng trong những năm trước là gì?
  • Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu minh họa)
  • Những rào cản gia nhập ngành của mình là gì?
  • Có bao nhiêu công ty dự kiến gia nhập ngành trong tương lai?
  • Những quy định nào của chính phủ tác động đến ngành và doanh nghiệp của bạn?
  • Ngành của bạn có bọ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ không?
  • Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của bạn.
  • Để được phân phối cho ngành của bạn có khó không? Giải thích.

Bản kế hoạch đầy đủ khi kinh doanh thời trang online

Cũng giống như việc xây dựng một kế hoạch kinh doanh bình thường, với một kế hoạch kinh doanh thời trang online bạn không thể bỏ qua các bước sau: Phân tích thị trường – Tìm hiểu nhu cầu khách hàng, Mục tiêu, Tài chính, Cách thức thực hiện, quảng cáo. Sau một thời gian kinh doanh online và làm Marketing cho cửa hàng của mình và của khách hàng tôi đúc rút ra 1 vài kinh nghiệm lập kế hoạch mở shop thời trang online cho các bạn
Xác định vốn mình đang có là bao nhiêu? Khoanh tròn lại. Sau đó tiến hành các bước sau:

1. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Đây là bước xác định nền tảng khi bạn bắt đầu mở shop thời trang online. Nên lấy giấy bút định hình rõ đối tượng mà bạn đang hướng đến (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, ). Khi bạn tìm được khách hàng của mình thì nên trả lời tiếp câu hỏi sau:
Họ đang ở đâu? Quan tâm gì?
Sau khi xác định được quan tâm của khách hàng bạn sẽ biết cách nên nhập loại quần áo gì và lên 1 kế hoạch quảng cáo thích hợp nhắm đến đối tượng này
kinh doanh

2. Tìm nguồn cung cấp:

Một điều quan trong nữa bạn phải bỏ túi được 1 số địa điểm lấy hàng thời trang uy tín. Lời khuyên: Tìm kiếm trên mạng, nhờ người quen giới thiệu, chủ động đi tìm – Khảo sát mặt bằng chung – Lập danh sách loại trừ – Thoả thuận gía cả – Hợp đồng rõ ràng – Thanh toán.
Khi bạn tìm kiếm càng nhiều, so sánh giá cả ở mỗi nhà cung cấp, lần lượt điện thoại hoặc email với họ, thoả thuận giá cả tốt nhất, (đừng vội nhìn vào giá bán buôn cao mà đã bỏ đi, nếu bạn đưa ra các điều kiện, đồng thời đưa mức giá so sánh ở các bên khác rồi đề nghị lại, có thể bạn sẽ nhận được 1 cái giá tốt hơn với mức giá ban đầu và còn nhiều ưu đãi hơn nữa). Ở mỗi một nhà cung cấp đều có 1 lợi thế riêng, tốt nhất hãy cố tìm những nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo, đầu vào tương đối, chế độ ưu đãi hay thanh toán linh hoạt. Đừng ham rẻ, vì nếu cạnh tranh về giá bạn sẽ khó mà cạnh tranh nổi, còn nếu bạn định hướng theo giá rẻ thì tốt hơn hết không nên phá giá thị trường.

3. Xây dựng mục tiêu và thời gian kinh doanh

Xác định mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn hay dài hạn sẽ giúp bạn cân nhắc được số lượng hàng nhập về. Dễ tính được doanh thu. Thời gian ngắn giúp bạn dễ quay vòng vốn hay thay đổi chiến lược nhập hàng về. Hãy nhớ làm từ từ từng bước 1 thôi.
Lời khuyên: Nếu vốn ban đầu của bạn không dài, hoặc kinh doanh online nhỏ nên chuẩn bị ½ số vốn ban đầu nhập một ít hàng về để bán thử thăm dò thị trường: tuỳ loại hình thời trang lựa chọn, nhưng quá trình thử nghiệm cho shop thời trang online không nên quá 3 tháng vì sản phẩm dễ lỗi mốt, tồn hàng, không đủ để quay vòng vốn.
Sau khi hết quá trình thử nghiệm thì nên lập 1 bảng thống kê danh sách còn lại. Check lại mức độ quan tâm của khách hàng, lên kế hoạch đầu tư nhập lô hàng mới về.

4. Mở shop online

a. Bạn nên đầu tư mở 1 shop bán hàng online trên mạng: mua tên miền, thiết kế 1 website bán hàng tiện lợi, giỏ hàng tiện ích. có 2 cách chính bạn có thể tìm hiểu như sau:
Cách 1: Thiết lập một website riêng: Việc này bạn phải liên hệ với những đơn vị thiết kế website uy tín, tìm hiểu những thông tin trên mạng hoặc các mối quan hệ bạn bè có kinh nghiệm, họ có thể chỉ cho bạn.
Cách 2: Mở shop online trên các website bán hàng miễn phí (các trang mạng xã hội, rao vặt, các trang bán hàng trực tuyến). Đây là cách đơn giản nhất, chỉ cần vài giờ là bạn có thể tạo riêng cho mình nhiều gian hàng trên những site rao vặt miễn phí.
b. Phương thức giao hàng và thanh toán:
Về cách giao hàng, thường trong các gian hàng của mình, nhiều chủ shop đăng thông tin về cách thức giao, nhận hàng. Thế nên bạn nên mở một tài khoản ngân hàng để những khách hàng ở các tỉnh, thành khác có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản.
Lời khuyên: Nếu có thể mở rộng chi nhánh của mình ở một số thành phố hoặc địa điểm trong địa phương nơi sinh sống thì việc vận chuyển cho khách sẽ nhanh chóng và tốn ít chi phí phát sinh. Với cách làm này, bạn nên khéo léo tăng giá sản phẩm nhỉnh hơn một chút để bù vào phí vận chuyển, tuy có cao hơn thị trường nhưng nhìn vào lợi ích được miễn phí ship thì khách hàng vẫn sẽ lựa chọn sản phẩm của bạn.
c. Chụp hình ảnh sản phẩm:
Vì bán online chủ yếu qua hình ảnh, bạn nên đầu tư cho khâu này có thể tự chụp hoặc thuê người mẫu. Tiêu chí: hình ảnh rõ, đẹp, thấy được ứng dụng thực tế của sản phẩm. Không nên lạm dụng các phần mềm chỉnh sửa.
d. Đề giá rõ ràng từng mặt hàng:
Cần niêm yết rõ ràng đối với từng sản phẩm. Nên tham khảo giá của sản phẩm tương tự trên thị trường đồng thời căn cứ vào chi phí bạn bỏ ra cho việc: vận chuyển, chi phí mua tên miền, hosting, phí mở shop online (nếu có), giá nhập sản phẩm để có thể đưa ra mức giá phù hợp cho mỗi loại sản phẩm, không được quá cao so với thị trường nhưng cũng phải đảm bảo đem lại lợi nhuận cao nhất có thể cho bạn. Bạn nên lưu ý tiết kiệm đến mức tối đa phí vận chuyển để tránh tình trạng giá bị đẩy lên cao.
e. Cung cấp thông tin chi tiết:
Sản phẩm mô tả càng chi tiết càng tốt, nó sẽ giúp khách hàng hiểu về sản phẩm, xuất xứ, nhãn hiệu, kích cỡ hay cách thức sử dụng đồng thời giúp khách hàng có thể nắm được thông tin chi tiết nhất về sản phẩm mà họ cần.
Kinh doanh

5. Quảng cáo

Đối với shop thời trang online phương pháp maketing chủ yếu là marketing online. Bạn có thể sử dụng các tiện ích miễn phí của Internet để quảng bá cho shop của mình. Ví dụ như gửi link qua yahoo, skype… nhờ bạn bè phát tán, mở thêm nhiều gian hàng tương tự trên các trang rao vặt, mạng xã hội. Nếu làm marketing trên diễn đàn thì phải chú ý quy định của diễn đàn, tiêu đề quảng cáo tập trung, bắt mắt có giá trị cung cấp thêm thông tin cho khách hàng. Nếu làm marketing trên mạng xã hội nên thường xuyên trả lời thắc mắc của khách hàng, cung cấp đầy đủ thông tin và tích cực chia sẻ hình ảnh trên các fanpage hoặc group mua bán online.
Lời khuyên: Trong quá trình bán hàng, chủ shop cần phải tỏ thái độ nhiệt tình, thân thiện và lịch sự, quan tâm đến nhu cầu và lợi ích của khách hàng hơn là mục đích bán sản phẩm. Ngoài tư cách là người bán, bạn nên đóng vai trò là người tư vấn để khách hàng có thể yên tâm khi lựa chọn sản phẩm.

6. Quản lý bán hàng

Sau một thời gian kinh doanh thì lượng khách hàng nhiều lên, số lượng giao dịch mua hàng – bán hàng ngày càng nhiều, lúc đó có thể bạn sẽ phải thuê nhân viên bán hàng và bắt đầu cảm thấy khó khăn trong quản lý sổ sách hay excel với những băn khoăn trong quản lý cửa hàng như:
– Bạn không xác định được doanh thu lãi lỗ?
– Bạn băn khoăn không biết hàng còn hay hết?
– Bạn cảm thấy mệt mỏi với việc cộng sổ sách?
– Bạn không rõ chính xác mặt hàng nào bán chạy, bán chậm?
– Bạn luôn phải nhớ nợ nần của nhà cung cấp, khách hàng?
– v.v..
Lúc này bạn nên cần tham khảo một giải pháp để quản lý cửa hàng hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn, không mất nhiều thời gian trong việc cộng sổ sách (nhiều khi không chính xác), mất thời gian trong việc kiểm kê hàng hóa. Một phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiêp sẽ giúp nắm bắt thông tin về lượng hàng tồn kho, theo dõi doanh thu, lãi lỗ chính xác, thanh toán nhanh cho khách hàng để giải phóng hàng đợi thanh toán, bán hàng chính xác giá – không nhầm lẫn giá cả, quản lý nhân viên từ xa khi không có mặt tại cửa hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu của shop…

Tại sao bạn cần có một kế hoạch kinh doanh cụ thể?

Có thể bạn không thật sự cần đầu tư cho kế hoạch kinh doanh của mình hay chỉ hoàn thành để đưa cho ai đó, nhưng vẫn có một vài lý do quan trọng để bạn xem xét viết ra một bản chi tiết cho mình
Ví dụ, khi mới bắt đầu, bạn đã thiết kế xong một cửa hàng online, làm website và thậm chí là đã có được một vài đơn hàng. Nhưng sau khi hoạt động được tầm 5 năm thôi là bạn sẽ bắt đầu bị mắc kẹt và khó khăn bắt đầu chống chất khó khăn. Những vấn đề, rắc rối bạn gặp phải này là do trước đó vội vàng mà mình không tính tới. Việc tạo dựng một kế hoạch kinh doanh ở thời điểm bắt đầu sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi thứ rộng hơn, có thể lên một chiến lược phát triển lâu dài và tìm ra những cách mới để bán hàng hoặc tìm ra sản phẩm mới thu hút khách hàng hơn.

Kế hoạch kinh doanh
Khi việc kinh doanh của bạn đi xuống, việc tạo lập một kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn thay đổi chiến lược kinh doanh để cắt giảm một phần hoặc toàn bộ lỗ cho công việc kinh doanh của bạn.
Điểm khác biệt là, nếu như bạn không có một chiến lược kinh doanh cụ thể, bạn cần có thời gian để mò mẫm thử nghiệm điều này còn làm bạn tốn nhiều thời gian hơn mà không hiệu quả và có thể sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh.
Vậy làm thế nào để có được một chiến lược kinh doanh phù hợp? Hãy cùng Siêu Web tìm hiểu xem bạn có thể làm được gì nhé.

Những phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh tốt

Hãy nhớ rằng, nếu như bạn chỉ làm việc này cho chính bạn thì không cần phải phóng đại lên và biến nó thành một dự án lớn ngăn cản bạn bắt đầu công việc kinh doanh và có những đơn hàng đầu tiên. Hãy nghĩ đơn giản rằng nó sẽ là định hướng giúp bạn mở ra một số ý tưởng kinh doanh và mang bạn đến một nhà đầu tư tiềm năng nào đó mà hiện tại bạn chưa nghĩ đến.
Sau này, khi bạn thật sự cần đưa một bản kế hoạch kinh doanh cho một nhà đầu tư nào đó, bạn cũng có thể sử dụng bản kế hoạch này để làm nền sau đó thêm bớt để trở thành một kế hoạch hoàn hảo hơn.
Những phần quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh là:

Những thành phần của 1 bản kế hoạch kinh doanh
Tóm tắt – Phần này sẽ tóm tắt lại những ý chính, nổi bật trong bản kế hoạch của bạn.
Giới thiệu – Phần này là phần tổng quan về cả cửa hàng, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng và lợi thế cạnh tranh. Bạn cần đề cập tới những gì mà một nhà đầu tư mong muốn đầu tư cho bạn, tập trung vào đó để thu hút họ khi họ đọc qua phần giới thiệu này.
Phân tích thị trường – Đây là phần thể hiện những tìm tòi nghiên cứu của bạn về thị trường mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu ngay từ đầu.
Kế hoạch triển khai – Phần này bao gồm tất cả những kế hoạch kinh doanh cụ thể chi tiết, từ vị trí tới thời gian đầu tư và hạch toán các chi phí. Khi bạn đã đi tới bước này thì bạn có thể nắm chắc toàn bộ quá trình quan trọng trong việc kinh doanh, giúp công việc kinh doanh của bạn được vận hành một cách trôi chảy và hiệu quả nhất có thể.
Quản lý và tổ chức – Phần này sẽ nói về vai trò vị trí của những người nắm giữ công việc kinh doanh này, ai là chủ, ai là quản lý, vv… Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ vai trò của mọi người liên quan tới việc hình thành doanh nghiệp/cửa hàng, như vậy mọi người sẽ hiểu rõ hơn về vị trí và vai trò của họ trong cửa hàng.
Sản phẩm và dịch vụ – Đây là phần bạn mô tả tất cả những sản phẩm và dịch vụ mà cửa hàng hay doanh nghiệp của bạn sẽ cùng cấp. Bạn nên đứng vào vị trí của khách hàng khi nói về chúng, hiểu được điều gì khách hàng muốn khi cân nhắc mua, sử dụng một sản phẩm dịch vụ, điều này sẽ giúp bạn thu hút được nhiều đơn đặt hàng khi bắt đầu kinh doanh thực tế.
Chiến lược Marketing và bán hàng – Phần này là phần bạn vạch ra chi tiết cách thức bạn áp dụng để tiếp cận với thị trường mục tiêu, xác định khách hàng tiềm năng và phương thức để bán sản phẩm, dịch vụ của mình. Rất có thể, khi ngồi vạch ra những điều này thì ý tưởng sáng tạo về marketing hay chiến lược bán hàng nào đó sẽ đột nhiên xuất hiện trong đầu của bạn.
Dự án tài chính – Đây là phần để bạn có thể thực sự đào sâu suy nghĩ, tính toán xem trong vòng 5 năm tới cửa hàng của bạn sẽ thu về được bao nhiêu. Khi mới thành lập cửa hàng, bạn cần tính toán cả những số liệu gốc, và dự đoán dựa trên những số liệu đó. Việc đạt được tới những mốc này sẽ là một động lực rất lớn để thúc đẩy bạn hoàn thành, tiếp tục cố gắng để hướng tới mục tiêu của mình.
Yêu cầu trợ vốn – Đây là một phần của kế hoạch để bạn xác định số vốn mà bạn cần được hỗ trợ từ bên ngoài và trình bày rõ ràng cách mà bạn sử dụng nguồn vốn này cũng như thời gian hoàn trả vốn. Thậm chí nếu bạn chỉ dùng tiền của mình để đầu tư cho dự án kinh doanh này, thì việc hoạch định chi tiết như thế này cũng giúp bạn tập trung chi tiêu để có thể phân bổ hết và tài liệu hóa được số vốn mình sử dụng một cách chính xác
Bạn thấy đấy, việc thiết lập một kế hoạch kinh doanh cụ thể như thế có thể giúp cho công việc kinh doanh của bạn mở ra một chân trời mới.

Một số kế hoạch kinh doanh mẫu và nguồn

Có rất nhiều mẫu kế hoạch kinh doanh rất tốt trên internet và bạn có thể sử dụng chúng để tham khảo để viết chúng một cách dễ dàng hơn.
Nếu muốn có nhiều mẫu để tham khảo hơn nữa, bạn có thể lê Google và tìm kiếm từ khóa kế hoạch kinh doanh cho loại hình cụ thể thích hợp với mục tiêu của bạn theo loại mẫu.

Các cuộc thi viết kế hoạch kinh doanh

Bạn có biết những cuộc thi này được tổ chức một cách rất thường xuyên không?
Nếu thắng, bạn sẽ nhận được vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ bé của mình, còn nếu không thì họ cũng được các nhà đầu tư chú ý và biết tới.
Bạn có thể search thêm trên google những cuộc thi lên ý tưởng kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực mà bạn đang có ý định sẽ làm.
Bạn đã có một kế hoạch kinh doanh riêng cho mình chưa? Bắt đầu thiết kế website cùng Siêu Web để có thể phát triển một cách lâu dài và ổn định.